Home / ngôn ngữ bằng tay của người câmNgôn Ngữ Bằng Tay Của Người Câm05/11/2021Người câm là những người bị mất chức năng nói, họ có thể nghe được những người khác nói, nhưng gặp khó khăn cho việc truyền đạt lời nói của mình để đối phương hiểu. Để thuận tiện cho việc giao tiếp của người câm, sử dụng ngôn ngữ ký hiệu là phương pháp hưu hiệu nhất.Bạn đang xem: Ngôn ngữ bằng tay của người câmTrước đây do gặp khó khăn khi giao tiếp, cộng đồng người câm khó có thể hòa nhập với cuộc sống xã hội. Về sau với những đấu tranh liên tục với mục đích giúp cộng đồng người câm điếc có cuộc sống tốt hơn, và để không bị gọi là người khuyết tật nữa, họ đã có thể sống bình thường như bao người khác. Ngôn ngữ chính được sử dụng trong cộng đồng người câm là phi ngôn ngữ – ngôn ngữ ký hiệu.Dưới đây là một số thông tin bạn cần nhớ khi giao tiếp với người câmNội dung chính4. Lịch sử của ngôn ngữ ký hiệu1. Giới thiệuDo người câm vẫn có khả năng nghe tốt, nên bạn có thể giới thiệu tên mình như bình thường, hoặc sử dụng ngôn ngữ kí hiệu để giới thiệu về tên mình.2. Gọi người câmThông thường là gọi bình thường, hoặc vẫy tay ra dấu hiệu khi đứng ở xa.Trong trường hợp người cần gọi không nhìn thấy chúng ta vẫy tay do mải chú ý chuyện khác, vỗ nhẹ vào vai hoặc phần trên cánh tay là cách nên dùng.3. Giao tiếp với người câmNếu bạn là một người bình thường, nếu giao tiếp với người bị câm, hãy học trước những ngôn ngữ ký hiệu trước để việc giao tiếp được suôn sẻ.Xem thêm: 50 Động Từ Phổ Biến Nhất Trong Tiếng Anh Thông Dụng Thường Gặp NhấtLuôn giữ liên lạc bằng mắt. Vì mắt chính là biểu hiện ‘lắng nghe’ trong ngôn ngữ ký hiệu (làm gì còn giác quan nào khác thay thế?)Ra ký hiệu cùng với nói chậm và rõ ràng (không nhai kẹo cao su hoặc ngậm miệng khi giao tiếp)Dùng câu ngắn và đơn giản (diễn đạt lại bằng nhiều cách nếu người đối thoại chưa hiểu)Biểu cảm qua nét mặtKhi thay đổi chủ đề, cần ngắn gọn thông báo cho người đối thoạiĐánh vần bằng tay hoặc viết nếu cần thiếtKiên nhẫn và luôn thoải mái, thư giãn khi giao tiếpTránh giao tiếp trong môi trường tối hoặc ánh sáng yếuTránh giao tiếp trong môi trường ồn ào với người có dùng máy trợ thínhKhoảng cách tối ưu khi nói chuyện 1-1 là cách nhau 1.5 2 mét (để tránh va chạm)Tham khảo thêm cách giao tiếp bằng tay với người khiếm thính để có cách xử lý khi cần giao tiếp với người bị khiếm thính.4. Lịch sử của ngôn ngữ ký hiệu384-322 TCNAristotle, triết gia vĩ đại của Hy Lạp, tuyên bố “Người điếc không thể giáo dục được. Nếu không nghe được, con người không thể học được”.Thế kỷ 16Geronimo Cardano, nhà vật lý học người Padua, tuyên bố người điếc có thể học tập thông qua giao tiếp bằng ký hiệu.Thế kỷ 17Juan Pablo de Bonet xuất bản cuốn sách đầu tiên về ngôn ngữ ký hiệu, đồng thời công bố bảng chữ cái năm 1620 dựa trên nền tảng là ngôn ngữ ký hiệu đã được cộng đồng người điếc phát triển theo bản năng từ trước.Thế kỷ 181755: Cha Charles-Michel de l’Épée (người Pháp và được coi là người khai sinh ra hệ thống ngôn ngữ ký hiệu Pháp) thành lập trường học miễn phí đầu tiên dành cho người điếc. Hệ thống ký hiệu tiếp tục được phát triển và được cộng đồng người điếc sử dụng. Hệ thống ngôn ngữ ký hiệu của Pháp được hoàn thiện trong giai đoạn này.1778: Tại Leipzig, Đức, Samuel Heinicke, trường công lập đầu tiên dành cho người điếc không chỉ sử dụng ngôn ngữ ký hiệu mà còn dùng phương pháp nói và đọc khẩu hình (speech-reading) – tiên phong cho việc dùng tất cả các phương pháp để giao tiếp tối ưu (dùng tất cả các biện pháp giao tiếp có thể: ngôn ngữ ký hiệu, cử chỉ, đánh vần bằng ký hiệu, đọc khẩu hình, nói, trợ thính, đọc, viết và tranh vẽ).Thế kỷ 191815: Thomas Hopkins Gallaudet tới châu Âu nghiên cứu phương pháp giáo dục dành cho người điếc. Trở lại Hoa Kỳ cùng với giáo viên ngôn ngữ ký hiệu, Gallaudet và Laurent Clerc mở trường công dành cho người điếc đầu tiên của Hoa Kỳ tạiHartford, Connecticut năm 1817.Thế kỷ 201924: tổ chức World Games đầu tiên dành cho người điếc. Bắt đầu phát triển Gestuno (ngôn ngữ ký hiệu chuẩn quốc tế).1951: Đại hội đầu tiên của Liên hiệp Người Điếc Thế giới (WFD) diễn ra tại Roma.1960: William Stokoe, người Mỹ, xuất bản cuốn sách ngôn ngữ học đầu tiên về ngôn ngữ ký hiệu Mỹ (American Sign Language – ASL).1979: Klima và Bellugi tiến hành nghiên cứu đầu tiên về ngôn ngữ ký kiệu Mỹ (ASL) trên phương diện ngôn ngữ học.1988: Đầu tháng 6, Quốc hội Cộng hòa Séc thông qua một đạo luật chính thức công nhận Ngôn ngữ Ký hiệu Séc là ngôn ngữ chính dành cho người điếc tại quốc gia này. Người điếc có quyền được nhận dịch vụ phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu miễn phí 24/24. Trẻ em điếc có quyền được giáo dục bằng ngôn ngữ ký hiệu bản địa. Thêm vào đó, theo quy định pháp luật, phụ huynh của trẻ điếc được dự các lớp ngôn ngữ ký hiệu miễn phí. Dù vậy, luật pháp vẫn chưa quy định việc phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu trong trường trung học, đại học và tòa án.5. Các ký hiệu của ngôn ngữ ký hiệu cho người câmBảng chữ cái tiêu chuẩn quốc tế